Đặc sản Nghệ An: Bánh mướt Diễn Châu – ngon không cưỡng nổi

Bánh mướt Diễn Châu

Cha ông ta từ xưa tới nay vốn Bách nghệ đa năng, nghề nào cũng hay và nghề nào cũng đẹp do nó xuất phát từ lối sống giản dị của cha ông ta. Những nghề này luôn gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng và làm giàu thêm nét đẹp văn hoá quê hương.

Bánh mướt Diễn Châu cũng là một trong những nghề truyền thống có từ lâu đời của người dân Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên, vì lý do gì mà bánh mướt lại trở nên nổi tiếng được nhiều người biết đến vì hương vị thơm ngon không cưỡng nổi thế? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Bánh mướt là gì?

Người dân xứ Nghệ gọi là bánh mướt, người dân miền Bắc gọi là bánh cuốn.

Bánh mướt là một loại bánh được làm từ gạo tẻ ngâm nước và xay nhuyễn thành bột. Loại gạo được chọn để làm bánh mướt là gạo Vê – một loại gạo nổi tiếng của người dân Quỳnh Lưu- Nghệ An. Loại gạo này có đặc điểm khi đem nấu cơm thì ăn rất cứng nhưng xay thành bột rồi thì lại rất mềm và ngon.

Bánh mướt có độ dài như ngón tay của người lớn, bánh mềm, mịn và trắng trong. Bánh được cuộn tròn với hành phi bên trong.

dac san nghe an: banh muot Dien Chau

Làm bánh mướt có khó không?

Làm bánh mướt quan trọng nhất là khâu chọn gạo tẻ, nhào bột và tráng bánh. Nếu một trong 3 bước này mà không đúng thì sẽ cho mẻ bánh không ngon. Các bước làm bánh không đòi hỏi sự cầu kỳ nhưng rất tỷ mẩn và công phu.

Sau khi chọn được loại gạo tẻ ngon để làm bánh, các bước tiếp theo triển khai như sau:

Trước hết, đãi gạo sạch rồi đem ngâm với nước 5-6 tiếng đồng hồ cho gạo nở ra rồi xay nhuyễn thành bột nước. Muốn có bánh ngon, sau khi đã xay gạo phải đợi khoảng 2 tiếng đồng hồ cho bột lắng xuống mới đem đi tráng bánh.

Tiếp theo, đặt nồi nước gần đầy nồi lên bếp. Trên miệng nồi đặt một lớp vải mịn và đun cho nước sôi. Khi nước sôi, lấy môi hoặc ca múc bột gạo trải mỏng lên lớp vải mịn, rồi đậy vung lại khoảng 3 phút. Lưu ý công đoạn này đặc biệt quan trọng vì nó quyết định đến sự dày, mỏng, nhão hoặc không chín của từng chiếc bánh mướt.

Hơi bước bốc lên làm bánh chín. Sau 3 phút, mở vung rồi lấy 1 chiếc đũa cả khéo léo lấy bánh ra trải lên trên cái mẹt hoặc mâm, đợi 1-2 phút cho bánh nguội và dẻo rồi rắc hành đã phi thơm với dầu vào, cuộn tròn lại. Trong khi đợi bánh nguội, tiếp tục múc bột gạo tráng chiếc tiếp theo nhé. Và cứ như thế quay vòng bạn sẽ được rất nhiều bánh mướt đấy.

dac san nghe an: banh muot Dien Chau

Thưởng thức bánh mướt như thế nào?

Bánh mướt có rất nhiều cách thưởng thức tùy thuộc vào ý thích của mỗi người. Tuy nhiên, tựu chung lại bạn có thể lựa chọn 1 số cách thưởng thức như sau:

Một là, bánh mướt chấm với nước mắm có thêm ớt và chanh luôn là lựa chọn

Hai là, bánh mướt ăn với lòng lợn xáo. Cách thưởng thức này rất đặc biệt nhé.

Để thưởng thức theo cách này, bạn phải chuẩn bị thêm món lòng xáo như sau: Chọn bộ lòng lợn ngon gồm tim, gan, cật, dồi, dạ dày và tiết lợn về làm sạch, cắt thành miếng nhỏ vừa ăn. Sau đó, cho lòng vào xào với gia vị cho săn, cho nước vào nấu sôi, rồi cho tiết vào đảo đều đến khi chín, cho rau thơm, hành lá vào.

Bánh mướt cắt miếng nhỏ thưởng thức với món lòng xáo thì quá tuyệt vời chắc chắn sẽ đem đến cho bạn sự khác biệt.

Đây là cách mà đa số người dân xứ Nghệ lựa chọn vì nó đậm đà nét đẹp của món ăn truyền thống.

Ba là, Bánh mướt ăn kèm với thịt kho tàu, giò hoặc chả.

Bốn là, bánh mướt ăn với bò nhúng dấm, hoặc bò nướng lụi cũng rất ngon.

Năm là, bánh mướt ăn với thịt lợn nướng hoặc nem rán cũng là lựa chọn không tồi chút nào.

Và…còn rất nhiều cách thưởng thức bánh mướt khác nữa tùy vào mỗi thực khách.

Vào những ngày thời tiết nóng nực thì bánh mướt là sự lựa chọn hoàn hảo cho bữa sáng của bạn đấy.

dac san nghe an: banh muot Dien Chau

Nét đặc trưng riêng của bánh mướt Diễn Châu:

Đó chính là hành tăm được phi thơm với dầu. Người dân vùng đất Diễn Châu vẫn thường nói bánh mướt phải có hành tăm, nếu không có hành tăm thì có thể dùng hành tím thay nhưng với người dân nơi đây bánh mướt phải có hành tăm mới gọi là bánh mướt.

Hành tăm là một loại hành củ nhỏ như hạt lựu khi phi lên có mùi rất thơm.

Câu kết,

Qua những thông tin đã nêu ở trên, có thể thấy người dân xứ Nghệ đặc biệt là người dân Diễn Châu đã tạo ra được một sản phẩm của riêng mình. Đó chính là bánh mướt vì nó không giống với bánh ở những nơi khác. Lý do rất đơn giản ở hình dạng và kích cỡ của từng chiếc bánh mướt. Bánh mướt Diễn Châu được cuộn tròn và dài giống cái xúc xích. Khi có khách mua thì người bán rắc hành phi lên. Chỉ ngửi thấy mùi hành phi thôi là ai cũng đoán ra được đó là món gì rồi.

Ngày nay, bánh mướt không còn là món ăn chỉ có trong mỗi gia đình mà bánh đã có mặt khắp các nhà hàng, quán ăn.

Và lựa chọn bánh mướt làm quà quê khi có dịp ghé thăm mảnh đất xứ Nghệ đầy nắng gió cho bạn bè, người thân đã rất được lòng du khách.

dac san nghe an: banh muot Dien Chau

2 thoughts on “Đặc sản Nghệ An: Bánh mướt Diễn Châu – ngon không cưỡng nổi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ