Với người Việt, đây là những món ăn rất quen thuộc, được ăn hàng ngày. Nhưng với người nước ngoài, đây lại là những món ăn vô cùng thú vị. Và nếu được nghe 1 lần sự tích hình thành món ăn đó thì bạn sẽ “ối dồi ôi” lên ngay lập tức vì quá bất ngờ luôn.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng GIOMENGHEAN.COM tìm hiểu về Top 10 những món ăn có ý nghĩa đặc biệt nhất tại Việt Nam nhé.
1. Bánh chưng:
Bánh chưng hình vuông, được gói bằng lá dong, được luộc trên lửa lớn từ 6 đến 12 tiếng. Bánh thành phẩm có phần nếp bên ngoài màu xanh lá, thơm lừng. Bên trong là nhân đậu xanh thịt ngọt hoặc mặn.
Với những ai sợ béo thì đồ nếp như bánh chưng quả thật đáng suy nghĩ. Tuy nhiên, dù có như vậy thì món ăn này vẫn rất được ưa chuộng. Đặc biệt bánh chưng rán là món khoái khẩu của hầu hết người Việt Nam.
Và sự tích bánh chưng chính là do Lang Liêu, hoàng tử của vua Hùng tạo ra. Với ý nghĩa tượng trưng cho mặt đất, sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên, bánh chưng là món ăn có tính biểu tượng cao. Nếu đã là người Việt Nam, bạn không thể bỏ qua món ăn hấp dẫn này.
2. Thịt kho trứng:
Vào những dịp Tết đến, các gia đình Việt hay nấu một nồi thịt kho tàu gồm thịt và trứng vịt để dâng hương và ăn. Giờ đây thịt kho tàu không chỉ dùng trong ngày Tết mà còn được dùng trong những bữa cơm thường ngày.
Thịt kho tàu được nhiều người truyền tai nhau kể lại rằng: Ngày xa xưa, khi các tàu thuyền ra khơi, người ta thường nấu một nồi thịt kho để ăn được nhiều ngày khi lênh đênh trên tàu. Do vậy, người xưa đặt tên cho món thịt này là thịt kho tàu.
Còn theo như giải thích của nhiều chuyên gia văn hóa trong đó có nhà văn Bình Nguyên Lộc, chữ tàu trong văn hóa miền Tây có nghĩa là “mặn ngọt lờ lợ”. Những dòng sông nước lờ lợ như sông Cái ở phía trên thì dân Nam Bộ gọi là sông Cái Tàu Thượng. Sông Cái ở phía dưới gọi là sông Cái Tàu Hạ.
Theo GIOMENGHEAN.COM thì cách giải thích trên khá hợp lí. Bởi vậy nên món thịt kho trứng mới xuất hiện nhiều ở miền Nam. Còn ở miền bắc, món THỊT ĐÔNG với mộc nhĩ nấm hương mới thực sự là chân ái.
3. Thịt đông:
Nói đến món ăn này, là cảm giác thèm thuồng của GIOMENGHEAN.COM lại trỗi dậy mạnh mẽ. Phần nước dùng đông sánh, cực kì hấp dẫn. Vị hơi mặn mặn của muối, thơm lừng của nước mắm và dầu hào, đảm bảo chinh phục cả nồi cơm tẻ.
Tết có quá nhiều món ăn, nhưng với GIOMENGHEAN.com thì món ăn này chính là món ăn đáng mong đợi.
Sự hòa quyện của các nguyên liệu trong món thịt đông thể hiện sự hòa hợp, gắn kết, yêu thương của các thành viên trong gia đình. Không những vậy, màu sắc trong trẻo của món ăn còn mang ý nghĩa hy vọng một năm mới may mắn, thuận lợi sẽ đến với cả nhà.
4. Gà trống luộc ngậm bông hồng:
“Cái tỏi gà bên trái cho con Tẹt, Cái tỏi gà bên phải cho thằng Cò” – là câu admin thường nghe vào dịp Tết. Ad vẫn nhớ rất rõ vào những ngày cận Tết. Mẹ của ad sẽ ra vườn, chọn con gà sống đẹp nhất, béo nhất, trói chân và để riêng một góc. Con gà này sẽ để làm cỗ thắp hương ngày 30. Đặc biệt không thể thiếu một bông hồng đỏ, cắm vào mỏ gà. Ký ức đó ăn sâu và khó có thể phai mờ trong tâm trí của admin, và cả triệu triệu đồng bào.
Không biết từ bao giờ, gà luộc trở thành món quen thuộc trong bất kì mâm cỗ nào của người Việt, đặc biệt là ngày Tết. Có lẽ vì chúng ta tin rằng, gà luộc tượng trưng cho sự no ấm, đủ đầy, vạn phúc an khang. Vì thế khởi đầu bằng món gà luộc sẽ được cả năm may mắn.
5. Giò chả:
Giò chả là món ăn truyền thống ngày Tết của người Việt. Trong mâm cỗ bao giờ cũng có đĩa giò chả ăn kèm với dưa muối. Đây là món ăn tượng trưng cho phúc lộc đang đến nhà. Ngày xưa có 3 loại giò thường được ăn trong ngày Tết: giò lụa, giò bò và giò xào. Ngày nay xuất hiện thêm món giò me hay còn gọi là giò bê.
Mùi thơm đặc trưng của mỗi loại giò làm tăng thêm hương vị mâm cỗ ngày Tết.
Đến đây có bạn nào tự hỏi, giò me là giò gì? Hãy tiếp tục theo dõi bài viết tiếp theo của GIOMENGHEAN.COM để hiểu thêm nhé!