Cháo lươn, súp lươn Vinh
Cháo lươn, súp lươn được coi là niềm tự hào xứ Nghệ bởi cách chế biến hết sức đặc biệt với hương vị đặc trưng không ở đâu có.
Một sự khác biệt dễ nhận thấy nhất là cháo lươn Vinh loãng, không đặc như các loại cháo khác như cháo vịt, cháo dê… Lươn để nấu cháo được xé dọc sợi, tẩm ướp gia vị rồi xào chín, khi ăn thì múc đổ vào bát cháo. Đặc biệt, cháo lươn, súp lươn Vinh được ăn kèm với bánh mỳ hoặc bánh mướt (bánh cuốn).
Súp lươn thường được thưởng thức với bánh mỳ (như ăn bánh mỳ sốt vang) thì hương vị rất riêng của súp lươn được hiện ra rõ nhất. Người sành ẩm thực thường ăn súp lươn với bánh mỳ đã được rán giòn.
Cháo lươn và súp lươn thường được ưa thích nhất vào mùa lạnh hoặc mùa mưa để vị cay nồng của cháo và súp lươn làm ấm lòng người thưởng thức.
Vào mùa đông hoặc những ngày thời tiết mát mẻ mà có bát cháo lươn hoặc súp lươn nóng hổi với vị ngọt của lươn, vị cay của ớt, mùi thơm của rau răm đảm bảo bạn sẽ nghiện món này luôn. Có một lý do rất đơn giản vì cháo lươn, súp lươn là đặc sản của thành phố Vinh – Nghệ An.
Vậy tại sao cháo lươn, súp lươn lại được coi là đặc sản của thành phố Vinh – Nghệ An?
Như các bạn đã biết, thành phố Vinh có rất nhiều đặc sản nổi tiếng và lươn đồng là đặc sản không thể thiếu khi nhắc đến các loại đặc sản của Nghệ An. Cháo lươn, súp lươn được coi là niềm tự hào xứ Nghệ bởi cách chế biến hết sức đặc biệt với hương vị đặc trưng không ở đâu có.
Cháo lươn và súp lươn giản dị, chân phương được nấu từ những sản vật gần gũi, quen thuộc của đồng đất Nghệ An, trở thành nét văn hóa đặc trưng cho vùng đất xứ Nghệ. Chính vì lí do đó, món cháo lươn và súp lươn trở thành nỗi nhớ, niềm thương của những người con xứ Nghệ khi xa quê và để lại ấn tượng khó phai đối với mỗi du khách ghé qua vùng đất nắng gió này.
Cháo lươn, súp lươn Vinh khác các loại cháo, súp khác ở điểm nào?
Một sự khác biệt dễ nhận thấy nhất là cháo lươn Vinh loãng, không đặc như các loại cháo khác như cháo vịt, cháo dê… Lươn để nấu cháo được xé dọc sợi, tẩm ướp gia vị rồi xào chín, khi ăn thì múc đổ vào bát cháo. Đặc biệt, cháo lươn, súp lươn Vinh được ăn kèm với bánh mỳ hoặc bánh mướt (bánh cuốn).
Điểm khác biệt thứ hai là cháo lươn, súp lươn được nấu từ thịt của những con lươn bắt ngoài đồng về (không phải lươn nuôi nhé), có màu nâu vàng, da trơn và có nhớt.
Và cuối cùng, súp lươn cũng như cháo lươn, không đặc như những món súp khác mà súp lươn giống như nước dùng, trong và ngọt. Lươn nấu súp cũng không thái hoặc nghiền nhỏ mà lươn được lọc tách xương, chẻ đôi và nấu chín mềm.
Cháo lươn, súp lươn nấu có khó không?
Món nào cũng vậy nếu biết cách làm thì rất đơn giản và ngược lại nếu mới lần đầu làm thì sẽ hơi khó hơn một chút nhưng không phải không làm được. Chỉ cần bỏ công ra một chút để tìm hiểu là sẽ thành công. Với cháo lươn và súp lươn cũng vậy, cách làm hơi nhiều công đoạn nhưng đều là những bước quen thuộc đối với người hay vào bếp nên để nấu được cháo lươn và súp lươn đơn giản hơn rất nhiều.
Đối với cháo lươn:
Cần chuẩn bị đủ các nguyên liệu thì cháo mới có đủ hương vị đặc trưng, gồm gạo tẻ ngon, lươn đồng, hạt tiêu, hành tăm, ớt bột, bột canh, bột nghệ hoặc bột điều, mùi tàu, hành hoa, rau răm.
Lươn khi mua bạn nhờ người bán làm thịt luôn hoặc nếu không bạn có thể làm như sau: Cho lươn vào 1 cái nồi rồi đổ muối, dấm gạo, đậy nắp lại lắc đều trong khoảng 5-10 phút rồi đổ ra rổ rửa sạch dưới vòi nước chảy cho sạch nhớt. Sau đó, lấy một tấm ván có đóng sẵn đinh, móc đầu lươn vào đầu đinh, đặt bụng ngửa rồi dùng dao rạch bụng lấy sạch ruột lần lượt từng con cho đến hết.
Tiếp theo, đem lươn cho vào nồi luộc lấy nước rồi ướp, xào với gia vị (hạt tiêu, hành tăm, ớt bột, bột canh, bột nghệ). Sau khi ướp xong, phi hành thơm rồi cho thịt lươn đã ướp vào xào chín.
Nấu nước cháo: Bạn mua xương lợn hoặc xương bò về rửa rạch rồi cho vào nồi, bỏ ít gạo tẻ ngon trộn với gạo tám đã được vo sạch. Ninh cho đến khi nào hạt gạo nhừ và nở bung ra là được. Nồi nước cháo không đặc cũng không loãng.
Lưu ý: Cháo lươn khi ninh để nguyên hạt gạo, không giã nhỏ hay xay gạo thành bột.
Đối với súp lươn:
Nguyên liệu cho món súp lươn gồm có lươn, rau răm, bột màu cay, dầu điều, hành tím, tỏi, nước mắm, đường, xương ống lợn.
Cách sơ chế súp lươn giống như sơ chế lươn nấu cháo, nhớ là xé dọc lươn ra nhé.
Sau khi sơ chế lươn, phi hành tỏi cho thơm rồi cho dầu điều, bột màu cay, nước mắm, đường vào rồi đổ 1 bát nước sôi nấu đều các loại rồi thả lươn vào sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp.
Nước dùng ninh bằng xương ống bạn có thể để 1 nồi riêng cho lẫn vào nước lươn. Sau khi lươn chín, múc ra bát kèm theo 1 chút nước lươn và nước dùng xương ống bỏ vào (nếu ninh riêng 2 nồi khác nhau). Bát súp lươn với vài cọng lá rau răm thì cực kỳ dậy mùi hương đấy.
Thưởng thức cháo lươn, súp lươn
Thưởng thức bất kỳ món ăn nào cũng có cái hay riêng của món đó và tương tự như đối với món cháo lươn, súp lươn. Để thưởng thức món cháo lươn đúng điệu, khi cháo nhừ, bạn để nồi cháo trên lò than, nồi cháo sôi lăn tăn rồi múc ra từng bát để ăn dần. Một chút lươn, một chút gia vị mùi tàu, hành hoa, rau răm, ớt thái miếng nhỏ và một ít nước chanh là bạn đã có một bát cháo lươn ngon tuyệt rồi. Trường hợp không có điều kiện thưởng thức như ở trên bạn chỉ cần múc ra bát rồi ăn liền cũng ngon lắm.
Súp lươn thường được thưởng thức với bánh mỳ (như ăn bánh mỳ sốt vang) thì hương vị rất riêng của súp lươn được hiện ra rõ nhất. Người sành ẩm thực thường ăn súp lươn với bánh mỳ đã được rán giòn. Khi ăn cùng bát súp lươn nóng hổi dậy mùi với vị cay cay, đặm đặm và hương vị của lươn với vị giòn thơm của bánh mỳ đảm bảo không bạn nào cưỡng lại được.
Bên cạnh đó, súp lươn còn được ăn kèm với bánh mướt (bánh cuốn). Loại bánh mướt (bánh cuốn) được tráng mỏng, không nhân, rắc chút hành khô chan với nước súp lươn ngon vừa miệng mà không ngấy.
Cháo lươn và súp lươn thường được ưa thích nhất vào mùa lạnh hoặc mùa mưa để vị cay nồng của cháo và súp lươn làm ấm lòng người thưởng thức.
Hy vọng bài viết này đã khái quát được những thông tin cơ bản nhất về món cháo lươn, súp lươn Vinh – đặc sản xứ Nghệ cho các bạn tham khảo khi đặt chân đến mảnh đất xứ Nghệ đầy nắng gió này.